Kĩ thuật nuôi dưỡng nòng nọc

19/12/2017

KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG NÒNG NỌC
1. Khi trứng đã nở thành nòng nọc rồi, 1 – 7 ngày đầu không cần thay nước, nên thả rau muống trong hồ để nòng nọc bám vào nghỉ ngơi,sang ngày thứ 8 có thể chăm thêm nước lên 2 – 3 cm/ngày để chất lượng nước không thay đổi nhanh, tăng lượng nước cho tới khi nước trong hồ đạt 20 cm mới ngừng. Trong quá trình nuôi tùy vào tình trạng chất lượng nước mà tiến hành thay nước định kỳ, nên thay nước định kỳ 4 – 5 ngày một lần, hồ dưỡng nòng nọc nên sục khí nhẹ để tăng hàm lượng oxy. 

Tuổi nòng nọc (ngày)

Thức ăn

1 – 2

Không cho ăn, lúc này nòng nọc sống bằng noãn hoàn

3 – 10

Cho ăn bobo hoặc trùng chỉ, lòng đỏ trứng hoặc thức ăn tổng hợp

11 – 20

Cho ăn thức ăn tổng hợp

21 – 30

Cho ăn thức ăn tổng hợp

31 – 45

Cho ăn thức ăn tổng hợp

Ngoài 45

Cho ăn thức ăn tổng hợp

 


·         Để nòng nọc mau lớn, khoẻ mạnh nên cho C – QUICK 3 – 5 g trộn trứng khô, nghiền nát cho nòng nọc ăn hàng ngày cho tới lúc nòng nọc phát triển thành ếch con. Thời gian 30 ngày khi nòng nọc phát triển thành ếch con đầy đủ chi, nên phân cỡ ếch, bắt đầu cho ăn thức ăn tổng hợp, lấy VITA COMPLEX 3 – 5 g/1kg thức ăn trộn đều cho ếch ăn hàng ngày.

Chú ý:

·         Khi thêm nước không tăng đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của nòng nọc. Trong suốt quá trình ươm nòng nọc nên thay nước định kỳ 4 – 5 ngày một lần, mỗi lần chỉ nên thay 1/4 - 1/5 lượng nước trong bể.

·         Cho ăn lòng đỏ trứng luộc chín nghiền nát rải đều trong nước, phải thật vệ sinh để tránh nòng nọc bị đầy bụng, sinh bệnh chết và nước bị thối, nên nuôi cấy thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho nòng nọc. Có thể cho ăn thêm cá nấu chín.

·         Tránh cho ăn thừa thức ăn vì lòng đỏ trứng có hàm lượng Protein rất cao nên dễ gây sình bụng, khó tiêu và đồng thời làm môi trường nước dơ dễ sinh bệnh làm cho nòng nọc chết rất nhiều khi đạt từ 5 – 7 ngày.

·         Nòng nọc rất háo ăn nhưng không nên cho ăn quá no vì dễ bị sình bụng chết, nhưng nếu để đói chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nên phải chia cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ. Nòng nọc tăng trưởng không đồng đều có thể do trứng của từng cặp đẻ ra không cùng lúc, do duy truyền, ảnh hưởng từ ếch bố mẹ hoặc cho ăn không đầy đủ, thường khoảng 70% nòng nọc sẽ biến thái thành ếch con.

·         Thời gian nuôi ếch con thành ếch giống xuất bán là 30 – 40 ngày, như vậy tổng cộng thời gian từ nuôi vỗ ếch bố mẹ đến sinh sản thành con giống là 90 – 100 ngày.

·         Nuôi dưỡng nòng nọc rất quan trọng, tỷ lệ trứng nở thành nòng nọc, tỷ lệ sống sót chuyển hoá thành ếch giống và cả chất lượng ếch giống nuôi đều tuỳ thuộc vào môi trường nước có dồi dào oxy, nhiệt độ trong nước, thức ăn và cách chăm sóc.

·         Trong khi ươm nuôi nòng nọc không vớt bỏ rau muống và cho mọc tự nhiên vì đây là nguồn thức ăn tốt cho nòng nọc, nếu thấy mật độ quá dày có thể sang bớt qua hồ ươm khác, nên theo tiêu chuẩn mật độ 1.000 con nòng nọc/m2.

·         Trong thiên nhiên nòng nọc ăn các phiêu sinh, động thực vật có trong nước như lăng quăng, bo bo, bọ nước và các thuỷ động vật khác, nên gây nuôi tảo để cung cấp phiêu sinh vật với mật độ dày làm giàu dinh dưỡng cho nòng nọc và không gây ô nhiễm môi trường ươm nuôi, lúc nào cũng dự trữ thức ăn có sẵn trong hồ cho nòng nọc ăn khi đói.

2. Nước và chế độ thay nước trong hồ nuôi nòng nọc và ếch con

·         Nước phải sạch, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn, không nhiễm hoá chất, có nhiều phiêu sinh động thực vật, có oxy đầy đủ bằng cách sục nhẹ khí vào hồ ươm.

·         Ngay sau khi vớt ếch bố mẹ ra khỏi hồ ươm có thể tăng dần lượng nước trong bể từ  6 – 7 cm lên 30cm trong vòng 7 – 8 ngày giúp có thêm oxy hòa tan trong nước nếu nước xấu phải thay 1/3 nước trong hồ, tốt nhất là dùng nước đã dự trữ được lắng trong hồ riêng.

·         Khi nòng nọc biết ăn, chất thải của chúng rất nhiều, dễ làm xấu nước nuôi, nên quan sát kiểm tra nếu thấy nước có hiện tượng sủi bọt từ đáy lên và mặt nước như có màng mỏng che thì phải thay nước ngay, tốt nhất nên thay 1/3 nước trong hồ mỗi ngày để loại bỏ các chất thải, thức ăn dư thừa và xác nòng nọc chết.

·         Vào thời gian nòng nọc teo đuôi chuẩn bị rụng phải giảm mực nước xuống, thả thêm mouse xốp, tấm nhựa, ống tre, tàu lá dừa, bè tre gỗ … để làm chỗ cho nòng nọc bám và ếch con leo lên nghỉ, có thể dùng vợt vớt ếch con đem thả xuống các hồ khác đã chuẩn bị sẵn để nuôi.

·         Khi nòng nọc teo rụng đuôi thành ếch con khoảng từ 1,5 – 2 cm, có đủ 4 chân, chúng nhảy lên cạn sống bám vào các thủy thực vật, có thể thả miếng xốp vào hồ nuôi cho ếch con bám, tách sang hồ nuôi dưỡng mới. Ếch con rất háu ăn, để đề phòng chúng ăn thịt lẫn nhau nên thả nuôi cùng kích cỡ với mật độ nuôi 500 con/m2 và từ từ giảm mật độ nuôi theo tăng trọng của ếch con đến giai đoạn nuôi ếch thịt khoảng 80 – 100 con/m2 .

·         Hồ ươm nuôi: Có mức nước 10 – 15 cm là được, có thể nuôi với mức nước 30cm, việc nuôi trong hồ sẽ dễ chăm sóc, ếch con có đủ điều kiện tăng trưởng và phát triển tốt.

3. Chế độ chăm sóc và quản lý ếch con
Chế độ cho ăn: Có thể ăn động vật sống như tôm nhỏ, cá con, ấu trùng của côn trùng, trùn đất, dòi hoặc cá tạp tươi nấu chín nghiền nhỏ hoặc thức ăn viên. Đối với thức ăn viên, nếu đã tập cho ăn thức ăn viên từ giai đoạn nòng nọc thì tiếp tục cho ăn, nếu chưa thì phải cho ếch nhịn từ 1 – 2 ngày sau đó mới cho ăn, ếch đói sẽ dễ ăn hơn và sẽ ăn quen sau 4 – 5 ngày.
Chế độ thay nước: Cứ 2 – 3 ngày/lần tùy vào tình trạng chất lượng nước, nếu nước hôi phải thay hoàn toàn nước trong hồ nuôi.
Sự tăng trưởng và phát triển: Sau 30 ngày ếch con có trọng lượng từ 6 – 10 g/con, khoảng 125con/kg, độ lớn này có thể chuyển vào hồ nuôi ếch thịt được. Trước khi thả vào hồ nuôi phải tuyển chọn ếch cùng cỡ để thả chung vào một hồ, tránh sát hại lẫn nhau. Sau 3 tháng ếch đạt khoảng 250 – 300 g/con.

 Nguồn: Internet

Tin tức liên quan